Làm gì khi đầu cáp quang của nguồn laser bị bể?
Đối với máy hàn laser fiber thì phần dễ hư hỏng do tác động bên ngoài nhất chính là sợi cáp quang và đầu cáp quang. Sợi cáp quang được cấu tạo bằng sợi thủy tinh rất nhỏ, đường kính chỉ từ 0.4 – 2 um đối với nguồn laser IPG của Đức và từ 0.4 – 3 um đối với nguồn laser Nhật Bản.
Sợi cáp quang của nguồn laser fiber được bảo vệ bởi nhiều lớp giúp cho sợi cáp quang không bị hư hỏng trong quá trình sử dụng bình thường. Tuy nhiên nếu không biết cách khi thao tác với sợi cáp quang có thể làm lõi cáp quang bị đứt gãy bên trong dẫn đến hư cáp.
Một số nguyên nhân hàng đầu làm hỏng cáp quang:
- Vặn xoắn sợi cáp quang: Lõi cáp quang bằng thủy tinh nên sẽ không chịu được lực xoắn, chính vì vậy khi nếu vặn xoắn sợi cáp quang khoảng 90 độ trở lên thì lõi cáp sẽ bị gãy.
- Quấn, gập sợi cáp quang: Nếu quấn sợi cáp quang thành vòng tròn có đường kính dưới 200 mm thì lõi cáp quang bên trong cũng sẽ bị đứt, gãy.
- Đầu thạch anh ở đầu cáp quang bị trầy xước hay bị bể khi va chạm với vật cứng
- Đầu cáp quang bị cháy do bụi lọt vào mỏ cắt, tia laser sẽ đốt cháy hạt bụi và tạo thành đốm đen trên đầu cáp quang hoặc trên gương hội tụ của mỏ cắt.
Hiện nay tất cả các nhà sản xuất nguồn laser fiber đều không bảo hành cáp quang vì nếu thao tác và sử dụng đúng cách sợi cáp quang có thể sử dụng hàng chục năm mà không bị hỏng. Nhưng nếu thao tác sai thì sợi cáp quang có thể bị hỏng ngay lập tức. Do trước khi xuất xưởng nguồn laser đã được kiểm tra rất cẩn thận, kể cả cáp quang, nên hư hỏng là lỗi do người sử dụng nên nhà sản xuất không bảo hành là vậy.
Việc lắp đặt cáp quang vào mỏ cắt laser là rất quan trọng, nó cần được thực hiện bởi những kỹ thuật viên lành nghề đã được đào tạo bài bản bởi nhà sản xuất nguồn laser fiber. Nếu không thì rủi ro là khá lớn đối với người mua máy cắt laser. Thực tế là hầu hết các kỹ thuật viên của các nhà cung cấp máy cắt laser fiber tại Việt Nam đều không được đào tạo chính quy về nguồn laser fiber nên họ chỉ lắp đặt cáp quang theo theo bản năng. Dẫn đến có nhiều trường hợp làm hỏng cáp quang ngay trong quá trình lắp đặt hoặc chỉ một thời gian ngắn sau đó.
Cáp quang của nguồn laser
Ví dụ: Khi xuất xưởng đầu cáp quang có lắp ống bảo vệ đầu cáp quang bằng nhôm, nhiệm vụ của ống này là để bảo vệ đầu cáp quang không bị trầy xước hay bị bể trong quá trình vận chuyển. Trước khi lắp đặt đầu cáp quang vào mỏ cắt laser thì phải tháo ống nhôm này ra. Nhưng rất nhiều kỹ thuật viên đã không biết điều này nên đã để nguyên vòng nhôm như vậy và lắp vào mỏ cắt (thực ra có hướng dẫn rõ trong tài liệu, nhưng họ không đọc mà chỉ làm theo bản năng). Kết quả là một thời gian sau vòng nhôm bị rơi ra trong mỏ cắt và bị tia laser đốt cháy dẫn đến làm cháy ngược lên đầu thạch anh vậy là hỏng cả cáp quang. Hay có trường hợp kỹ thuật viên đã gập hoặc xoắn sợi cáp quang trong quá trình lắp đặt dẫn đến hư cáp quang.
Vậy trong trường hợp cáp quang của nguồn laser bị hư thì phải làm sao?
Thông thường khi cáp quang bị đứt hoặc đầu thạch anh của cáp quang bị bể, thì phải gửi nguồn laser fiber về nhà sản xuất để thay thế cáp quang, với chi phí khoảng 5000 USD và mất thời gian khoảng 4 tuần.
Hiện tại Lê Trị là đơn vị duy nhất ở Việt Nam được hãng của Nhật đào tạo về lắp đặt, bảo dưỡng và khắc phục sự cố của nguồn laser. Ngoài ra Lê Trị còn đầu tư một số trang thiết bị máy móc để có thể sửa chữa nguồn laser fiber tại Việt Nam như: phòng sạch, máy hàn cáp quang, máy đo công suất laser…
Trong trường hợp cáp quang bị lỗi fiber interlock hoặc đầu thạch anh của cáp quang bị cháy hoặc bị bể nhẹ thì Lê Trị có thể sửa chữa được. Trường hợp sợi cáp quang bị đứt lõi bên trong thì Lê Trị có thể thay thế sợi cáp quang khác (phải gửi nguồn laser về nhà máy Lê Trị để thực hiện vì công việc này cần thực hiện trong phòng sạch mới đảm bảo.
Đối tác của Lê Trị: Nidec Intruments, Sonion I, Sonion II, PNJ, CNA-HTE..vv..